Chuyên mục
Tư vấn

Hướng dẫn thiết kế, xuất file in kỹ thuật số

Thế Giới Decal hướng dẫn đến các bạn cách thiết kế, xuất file trong quá trình in kỹ thuật số để nhằm tạo ra sản phẩm in ấn đẹp và chất lượng. 

Đầu tiên,bạn cần phải xác định rõ phần mền mà mình định thiết kế file, có các phần mềm để thiết kế như: ILLUSTRATOR, COREL, PHOTOSHOP…

huong-dan-thiet-ke-xuat-file-in-ky-thuat-so-2

– Yêu cầu khi thiết kế in ấn:  

+ Nếu là ảnh bitmap thì ảnh phải chất lượng cao, kích thước phải chuẩn.

  + Hệ màu của file thiết kế là CMYK.

   + Độ phân giải tối thiểu để in ra một sản phẩm chất lượng là từ 200dpi – 300dpi.

   + Nếu sử dụng photoshop để thiết kế thì kích thước của file phải chuẩn.

   –  Ví dụ: Bạn muốn in 1 poster kích thước 1m thì file thiết kế của bạn phải là 1m.

 – Yêu cầu khi xuất file: 

+ Các file có thể in là “.cdr “, ” .ai “, “EPS”, “.TIF “, ” TIFF “, ” JPG “, ” JPEG “, ” JPE “, ” PSD “.
+ Các file trên đều có thể in được nhưng các bạn hạn chế sử dụng các file : JPG, JPEG, JPE vì các file này là ở định dạng file nén chất lượng ảnh đã kém nên các bạn hạn chế sử dụng định dạng này.
+ Trước khi chép file đi in các bạn phải convert tất cả font chữ trong file thiết kế của bạn, đề phòng trường hợp thiếu font chữ.
+ Khi chép file đi in các bạn có thể chép file góc để đi in hoặc là chuyển sang dạng “.TIF” (định dạng TIF là định dạng chuẩn trong in ấn).

Các bạn hãy ghi nhớ kỹ để thực hiện. Chúc các bạn thành công!

huong-dan-thiet-ke-xuat-file-in-ky-thuat-so-1

Chuyên mục
Tư vấn

Hướng dẫn tính toán lượng mực trong in ấn

Lượng mực phù hợp, đạt chuẩn trong in ấn sẽ đem đến hiệu quả cho ấn phẩm của bạn. Dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như: giấy in, thời gian in, font chữ … mà bạn sẽ chọn cho mình một thông số in ấn chính xác. Tuy nhiên, để tạo nên sự chuyên nghiệp và có được hiệu quả cao, bạn cần phải tính toán lượng mực bằng những bước cụ thể sau:

tinh-toan-luong-muc-trong-in-an-2

Bước 1: Xác định độ phủ mực aplat tính theo số cm2 sẽ được in trên 1 tờ in (dựa trên lượng mực sử dụng trung bình cho các vùng in):
In tông nguyên (aplat ) = 100%
In hình ảnh = 50%
In nét chữ, ảnh nét = 20%Thí dụ:Một bài in trắng đen kích thước 80cm x 60 cm. trong đó có 20 cm x 30 cm phủ mực tông nguyên, 60 x 30 cm là hình ảnh và 80 x 30 cm in chữ co 12. Ta có thể tính ra số cm2 in tông nguyên như sau:
Vùng in tông nguyên: 20 cm x 30 cm x 100% = 600 cm2
Vùng in hình ảnh: 60 cm x 30 cm x 50% = 900 cm2
Vùng in chữ: 80 cm x 30 cm x 20% = 480 cm2
Vậy cả 3 trang sẽ có: 600 cm2 + 900 cm2 + 480 cm2 = 1980 cm2 in tông nguyên.
Bước 2:Xác định tổng số cm2 sẽ in tông nguyên bằng cách lấy số cm2 của 1 tờ in x tổng số tờ inThí dụ:
In số lượng 10.000 tờ thì tổng số cm2 in tông nguyên sẽ là:
1980 cm2 x 10.000 = 19.800.000 cm2
BẢNG TRA CỨU LƯỢNG MỰC SỬ DỤNG CHO TỪNG LOẠI GIẤY IN:
Loại mực inLoại giấy in
Loại mực inCouche bóngCouche MattFortMỹ ThuậtKhông xốp
Mực đen6,000,0005,500,0004,400,0003,850,0005,700,000
Mực in trong khu vực chồng màu5,600,0005,000,0004,000,0003,500,0004,950,000
Mực màu5,300,0004,800,0003,840,0003,270,0004,950,000
Mực trắng đục/trong4,000,0003,600,0002,850,0002,500,0003,550,000
Mựa nhũ4,000,0003,600,0002,850,0002,500,0003,550,000
Mựa dạ quang2,000,0001,900,0001,700,0001,500,000………
Vecni bóng/mờ6,400,0006,000,000
Bước 3:Xác định lượng mực tiêu thụ theo loại giấy in
Thí dụ: Bài in màu đen trên giấy Fort theo bảng tra cứu sẽ có độ phủ mực là 4,400,000 tức là 1 kg mực đen khi in trên giấy Fort sẽ cho độ phủ mực tông nguyên trên 4,400,000 cm2
Bước 4:Xác định lượng mực tiêu thụ cho bài in bằng cách lấy tổng diện tích in tông nguyên ở bước 2 chia cho số liệu tra cứu ở bước 3.
Tổng lượng mực cho bài in theo các thí dụ trên là: 19.800.000 cm2 : 4,400,000 cm = 4,5 kg mực in màu đen
Ghi chú:Trên thực tế việc tính toán cũng cần thêm kinh nghiệm của nhân viên tính toán và lượng in bù hao. Nhân viên tính toán nên làm tròn các khổ in lên các số chẵn trên thí dụ khổ in 18,7 x 21,2 cm nên được làm tròn thành 19 x 22 cm
Việc ứng dụng phương pháp này tại các nhà in ở nước tiên tiến khi tính toán cho màu pha với số lượng lớn đạt độ chính xác đến 96%
tinh-toan-luong-muc-trong-in-an-1
Chuyên mục
Tư vấn

Thông số màu sắc trong in ấn

Một trong những nhân tố quyết định đến sự thành công của một ấn phẩm in ấn đó chính là màu sắc. Đặc biệt, trong lĩnh quảng cáo, màu sắc có ý nghĩa quan trọng giúp cho công chúng nhận diện thương hiệu, dịch vụ. Chính vì vậy, trong quá trình thiết kế, và in ấn, thông số màu sắc luôn là vấn đề đáng được cân nhắc và yếu cầu sự chính xác.

thong-so-mau-sac-trong-in-an-1

Màu sắc: Là một trong những phần khó nhất của thiết kế để hiển thị chính xác với một khách hàng nó tác động rất lớn trong việc nhận thức của con người.

  • Mỗi người nhìn thấy màu sắc có thể khác nhau, tùy thuộc vào cấu trúc của mắt của cá nhân. Điều này đặc biệt đúng trong phạm vi của các dải màu xanh
  • Màu sắc cũng có thể tác động mỗi bên khi được đặt bên cạnh màu khác
  • Có thể thông qua sự phản chiếu hoặc là một ảo ảnh thị giác. Để chứng minh điều này, giữ một mảnh giấy có màu sáng hoặc đối tượng bên cạnh một mảnh giấy trắng gần một cửa sổ sáng. Mảnh giấy sẽ biến thành màu khác.

Màu sắc trong in ấn: Màu sắc hiển thị trên màn hình được kết hợp bởi màu đỏ, xanh lá cây và xanh dương (hay được gọi là RGB), trong khi những màu được in ra lại được tạo bởi bốn màu lam,đỏ tươi (cánh sen), vàng và đen (hay được gọi là CMYK). Đây là bốn màu chuẩn trong in ấn.

  • Để tạo ra màu sắc phù hợp, thì trong in ấn bạn xác định khoảng màu để chỉnh sửa và hiện thì hình dưới dạng RGB tiếp sau đó là chỉnh sửa, hiển thị và in hình dưới dạng CMYK.
  • Với cách làm này bạn có thể chắc chắn hình được in ra sẽ có màu gần như giống như khi nó hiện trên máy tính vậy

Việc xác định màu in nào khi kết nối với hệ thống máy in màu của các phần mềm như Corel, Photoshop hay AI cũng sẽ tự động chuyển đổi màu của hình khung sang dạng thức CMYK. Bộ bốn trị số CMYK diễn đạt màu hình khung sẽ giúp máy in điều khiển liều lượng mực từ bốn hộp mực CMYK để tạo ra màu cần thiết trên giấy.

một điều cũng lưu ý đó là: không phải mực từ các hộp mực khác nhau được pha trộn với nhau trước khi áp lên giấy. Mỗi chấm màu trên giấy thực ra là sự sắp xếp theo trật tự nào đó của các chấm màu CMYK li ti nằm cạnh nhau. Nhờ vậy, bạn có ảo giác về màu sắc bất kỳ trong khi máy in chỉ có bốn màu mực khác nhau.

Với máy in có độ phân giải càng cao, mắt ta càng không thể nhận ra các chấm màu CMYK tách biệt và ảo giác màu sắc càng được củng cố. Đây quả thực là sự vận dụng tuyệt vời của nguyên lý màu phản xạ. Cần chú ý rằng nhờ có thành phần K, việc điều khiển “độ đen” của chấm màu bởi mực đen tỏ ra hiệu quả hơn (tiết kiện mực tốt hơn) so với trường hợp chỉ dùng ba màu mực CMY.

thong-so-mau-sac-trong-in-an-2

Các phương pháp đo sự truyền mực trong in ấn

Phương pháp đo sự truyền mực thuận lọi nhất là đo mật độ của lớp mực in đầu tiên, mật độ của lớp mực thứ 2 bà mật độ tại 2 vùng in chồng lên nhau bằng kính lọc dành cho màu của lớp mực in sau.

Công thức đo Tỷ lệ truyền mực = 100% x (Dop-D1)/D2

Trong đó D1: Mật độ của lớp mực đầu tiên, D2 là mật độ của lớp mực in thứ 2, Dop là mật độ tại vùng chồng lên nhau của 2 lớp mực.

thong-so-mau-sac-trong-in-an-3